Các khó khăn của cây cam canh và lựa chọn thích hợp là phân bón hữu cơ AVI 208
Ngày đăng: 02/07/2020 - Lượt xem: 812
Cam (Orange) là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.
I. Các khó khăn mà cam canh gặp phải
1. Dễ bị bệnh và thường xuyên bị sâu hại phá:
Cam canh thường bị nhiễm nấm bệnh gây thối rễ, vàng lá, chết cây. Đối với cam canh dù là cây tơ hay cây đang kinh doanh đều phải xử lý bộ rễ, tác động cơ giới bộ rễ làm tổn thương bộ rễ (mục đích là hãm lộc, ủ mầm hoa trước khi bước vào vụ kế tiếp). Chính các biện pháp cơ giới này làm cho bộ rễ cây cam đường suy yếu dần, các vết thương hở nếu không được xử lý phù hợp thường sẽ bị nấm phytophthora sp., Fusarium sp. Xâm nhiễm và gây bệnh vàng lá thối rễ. Bệnh nhẹ thì làm suy giảm sức sinh trưởng của rễ, hiệu suất hấp thu dinh dưỡng kém dẫn đến phát triển quả không cân đối, bộ lá nhỏ, yếu. Ngoài ra quá trình xử lý bộ rễ thường xuyên qua từng năm thường làm cho cây suy giảm sức sinh trưởng, bộ rễ nhiễm nấm bệnh gây nên tình trạng yếu cây, cây kém bền, thời kỳ kinh doanh ngắn.
2. Khó khăn về thời tiết:
Thời kỳ ra hoa đậu quả non thường gặp thời tiết bất lợi. Cam canh thường ra hoa đậu quả vào tháng 1-2 âm lịch hàng năm, thời điểm này trùng với thời điểm đầu xuân, thường có mưa phùn ẩm kéo dài, mưa axít, độ ẩm cao, cường độ ánh sáng yếu. Sự cộng hưởng của nấm khuẩn gây bệnh và mưa axít, cường độ ánh sáng yếu làm suy giảm sức sống hạt phấn, ảnh hưởng tới tỷ lệ đậu quả và nuôi quả non giai đoạn tháng 2-3 (các điều kiện thời tiết bất lợi đầu vụ có thể gây chết hạt phấn, hỏng nhụy cái, thối hoa do nấm bệnh…).
3. Khó khăn về xác suất đậu quả của cây:
Phát triển lộc xuân của cam canh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ đậu quả và giữ quả non, gây rụng quả hàng loạt ngay từ khi mới rụng cánh, quả non vừa hình thành
Thời kỳ ra hoa đậu quả non trùng với thời điểm nấm bệnh và nhện đỏ, nhện trắng phát triển mạnh. Sự gây hại của nhện đỏ làm quả non rụng nhiều. Thời điểm này nếu nhà vườn sử dụng thuốc trừ nhện không kịp thời sẽ gây rụng quả. Việc sử dụng thuốc trừ nhện không đạt tiêu chuẩn phun vào giai đoạn này cũng gây nên tình trạng ngộ độc cây và rụng quả non khó kiểm soát. Khoanh vỏ giữ quả quyết định 50-60% thành công, còn lại là các biện pháp điều tiết dinh dưỡng cân đối phù hợp và chủ động quản lý sâu bệnh.
II. Giải pháp khắc phục các khó khăn của cam canh:
Phân bón hữu cơ AVI 208 với hàm lượng kali cao, chiết xuất từ động vật (Cá) giúp cây hấp thụ nhanh làm trái, củ to, làm tăng độ ngọt và màu sắc, tăng sản lượng nông sản và lúa.
Và còn các công dụng cụ thể như:
- Tăng kích thước, độ ngọt và màu sắc của trái, củ, các loại hạt,..
- Tăng sản lượng trái và lúa.
- Tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng của rễ.
- Tăng cường khả năng kháng nấm, bệnh, các điều kiện bất lợi của thời tiết
- Không ảnh hưởng đến môi trường, các loài thiên địch.
Để khắc phục những khó khăn của cây cam canh, sau nhiều năm nghiên cứu, đánh giá, thu thập số liệu chúng tôi đã đưa tạo ra phân bón hữu cơ AVI 208 nhằm hỗ trợ về chất lượng và năng suất cho các nhà vườn cam. Sản phẩm mang tính định hướng nông sản theo các thời kỳ sinh trưởng của cây. Khuyến cáo nhà vườn tham khảo và chọn lọc các giải pháp sao cho phú hợp với từng khu vực địa lý, chất đất, tập quán canh tác, áp dụng linh hoạt, không máy móc mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả: 5/5 (2 người đánh giá)