Nấm Cộng Sinh và chuyện không sợ đất khô hạn nhiễm mặn
Ngày đăng: 11/07/2020 - Lượt xem: 1806
Đất canh tác khô hạn, nhiễm mặn và giải pháp chính là Nấm Cộng Sinh (Mycorrhizal Fungi).
Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.
Đất vô cùng quan trọng cho mọi loại hình sự sống trên Trái Đất, vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và ôxy (O2) cũng như hấp thụ dioxit cacbon (CO2) đồng thời tạo ra thức ăn cho con người.
Nhưng hiện nay đất đang bị đe dạo với sự mất đi chất dinh dưỡng một cách trầm trọng.
I. Những dấu hiệu của đất khi bị mất chất:
1. Đóng váng:
Đóng váng đất là một dạng của suy thoái. Chúng làm kết dính các hạt đất trên bề mặt, hạn chế sự di chuyển của nước và không khí làm cho cây thiếu nước trầm trọng trong mùa nắng, cây dễ bị cháy lá, khô cành làm giảm năng suất.
2. Nén dẽ:
Nén dẽ cũng là một dạng suy thoái, chúng phá hủy cấu trúc đất, thay đổi sự sắp xếp tế khổng làm độ xốp và tính thấm giảm, không khí trong đất rất khó lưu thông khiến nồng độ CO2 trong đất tăng, dễ gây ngập úng gây ra nhiều bệnh vùng rễ.Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng cháy lá, khô cành trong thời kỳ ra hoa đậu trái, cây suy kiệt sau mùa thu hoạch…
3. PH thấp:
Khi pH giảm dần chứng tỏ đất đang suy thoái. Độ pH ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của rễ. PH thấp, tức đất chua khả năng hấp thu N.P.K xuống rất thấp, gây lãng phí phân bón. PH thấp sẽ hạn chế vi sinh vật có ích sống trong đất, gia tăng VSV có hại làm mất cân bằng hệ sinh thái đất.
Ngoài ra pH thấp sẽ làm kết tủa Phốt pho khiến cây thiếu lân, đạm và một số chất vi lượng khác như Kẽm, Mangan, làm gia tăng độ độc trong đất,…
Có thể nói pH thấp làm cho cây luôn trong tình trạng thiếu chất, khiến rễ chùn lại và không thể phát triển.
4. Vi sinh vật gây hại gia tăng:
Vi sinh vật là một phần quan trọng tạo nên sức sống của đất trồng. Trong đất có cả VSV có ích và một số ít VSV gây hại. Chúng hoạt động theo hai phương thức và sống ở hai điều kiện khác biệt nhau. Nhóm có ích chủ yếu sống bằng hình thức phân giải các xác bã động thực vật với điều kiện đất thoáng khí và không quá chua, còn nhóm gây hại sống chủ yếu bằng hình thức ký sinh với điều kiện đất chua và cả trong môi trường yếm khí. Việc vi sinh vật gây hại trong đất gia tăng đồng nghĩa với đất chua, yếm khí,… hay có thể nói là đất đang trên đà thoái hóa.
II. Giải pháp cải thiện:
Nấm rễ cộng sinh (Mycorrhizal Fungi) đang là một hướng đi mới và triển vọng, Nấm rễ cộng sinh (Mycorrhizal) rất phổ biến trong tất cả các loại đất trên toàn thế giới, là một thành phần trong nhiều loại thực phẩm từ thực vật 'sinh học'.
Khoa học chứng minh vai trò của nấm cộng sinh Mycorrhizal mang lại những lợi ích to lớn như: Hỗ trợ tốt nhất cho các loại cây trồng tại những nơi khô hạn,điều kiện thiếu nước khắc nghiệt, nghèo dinh duỡng, đất phèn , đất chua , hạn hán và nhiễm mặn, tăng khả năng chịu đựng ô nhiễm các kim loại nặng trong môi trường đất, kích thích tăng sự sinh trưởng và phát triển ở rễ , duy trì độ phì nhiêu của đất, tăng chất lượng, sản lượng nông sản. Nấm rễ cộng sinh (Mycorrhizal) giúp giảm thiểu lượng nước tưới, tăng khả năng kháng bệnh gây hại, tăng tính chịu hạn. Đây cũng là một trong những biện pháp thích ứng với tác động biến đổi khí hậu.
Hầu hết sự mất chất ở đất là do lạm dụng các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật ở người nông dân và ngoài ra là con do khí hậu, thời tiết, canh tác không hợp lý, tạo vụ mùa liên tục khiến đất không tái tạo kịp các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế chúng tôi đã sản xuất ra một loại nấm rễ cộng sinh (Mycorrhizal Fungi) đáp ứng tất cả các nhu cầu bà con cần ở một loại phân cải tạo đất tốt.
Kết quả: 5/5 (2 người đánh giá)