Các khó khăn, vấn đề cần quan tâm đến khi trồng ngô và giải pháp là phân bón hữu cơ AVI 315
Ngày đăng: 03/06/2020 - Lượt xem: 1864
* Các khó khăn và vướn mắc phía trước:
1. Thời vụ:
Thời vụ là yếu tố khá quan trọng liên quan đến năng suất, tùy theo từng điều kiện thời tiết cụ thể của mỗi vùng sinh thái (khí hậu, thời tiết và chế độ nhiệt) mà có lịch thời vụ khác nhau (nên bố trí thời vụ gieo trồng theo khuyến cáo của các cơ quan ban ngành địa phương để phù hợp với cơ cấu mùa vụ trong vùng).
2. Chọn giống:
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều giống ngô có tiềm năng năng suất cao từ (7-12 tấn/ha) và một số giống ngô chuyển gen có khả năng kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ thích hợp cho sản xuất thâm canh tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Căn cứ mùa vụ, chất đất và mức đầu tư mà chọn giống cho phù hợp theo nguyên tắc: Mùa vụ có nền nhiệt cao chọn giống trung và dài ngày, mùa vụ có nền nhiệt thấp chon giống ngắn ngày; Đất tốt, có điều kiện thâm canh chọn giống có tiềm năng năng suất cao và ngược lại.
3. Bón phân cho ngô:
Thực tế kết quả điều tra cho thấy năng suất ngô hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng năng suất của vùng và của giống. Nguyên nhân một phần do sử dụng phân bón cho cây ngô chưa cân đối thừa đạm thiếu kali và các chất trung vi lượng.
Là loại cây trồng phàm ăn, chính vì vậy nếu trồng độc canh ngô liên tục nhiều năm đất trồng sẽ bị giảm độ phì rất đáng kể (độ pH đất giảm, nghèo mùn và mất cân bằng dinh dưỡng).
4. Cải tạo pH và độ phì đất
Kiểm tra pH của đất trước khi bón phân, căn cứ vào độ chua của đất để bón chất điều hòa pH đất tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ cây trồng phát triển tốt, nâng cao năng lực hấp thu dinh dưỡng khoáng và nước cho cây.
Nhìn chung đất trồng ngô hiện nay có phản ứng chua (pH từ 4,5-5,5) và nghèo mùn do vậy trước khi trồng nên cải tạo độ chua và cải thiện hàm lượng mùn cho đất.
5. Chăm sóc:
Với việc trồng ngô theo vườn rất rộng và tốn khá nhiều lực lượng lao động, vì thế đây vẫn là một bài toán chưa có lời giải cụ thể.
6. Sâu bệnh phá hoại:
Sâu hại: Sâu hại thời kỳ cây con gồm có sâu keo, sâu xám… cắn phá cây con, sâu đục thân hại ngô là đối tượng nguy hiểm nhất đối với nghề trồng ngô, sâu đục bắp, sâu phá hại trên râu.
Bệnh hại: Các bệnh như khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh thối cổ rễ.
* Phân bón hữu cơ AVI 315:
Vì thế phân bón hữu cơ AVI 315 ra đời nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cho cây giúp tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. Với các công dụng cụ thể sau:
Tăng kích thước, độ ngọt và màu sắc của củ, hạt lúa, tăng sản lượng củ, lúa và tăng cường khả năng kháng nấm, bệnh, các điều kiện bất lợi của thời tiết mà hông ảnh hưởng đến môi trường, các loài thiên địch.
Mong rằng qua bài viết trên phần nào giúp bà con tìm hiểu kỹ về điều kiệt trồng ngô và lợi ích của phân bón hữu cơ AVI 315, hiệu quả và đáng tin dùng. Chúng tôi tin chắc với việc sử dụng phân bón hữu cơ AVI 315 bà con có thể tự tin ngạt bỏ hoàn toàn các loại phân hóa học mà vẫn yên tâm về kinh tế và chất lượng nông sản.
Kết quả: 5/5 (1 người đánh giá)