Đã trồng thanh long thì nên biết đến phân bón hữu cơ AVI 208

Ngày đăng: 30/03/2020 - Lượt xem: 1334

I. Nỗi lo cũng như vướng mắc mà thanh long gặp phải:

1. Cách đưa nông sản thanh long ra thị trường các nước phát triển:

Thanh long là một loại quả mà giá thường xuyên “lên - xuống” bất thường khiến nông dân rất lo lắng, vì điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập tại hộ. Còn với người nông dân Sóc Trăng, cây thanh long được tiêu thụ phần lớn tại thị trường nội địa, dù có phần lo nhưng họ vẫn bán trái ở mức giá tốt.

Nông sản thanh long chủ yếu được nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc vì đa phần sản phẩm chưa đủ điều kiện và tiêu chuẩn nhập vào các nước khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,... Để thanh long xuất khẩu vào các nước trên phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng dinh dưỡng, kiểm dịch thực vật và dư lựợng thuốc bảo vệ thực vật.

Thanh long xuất khẩu sang thị trường này phải tuân thủ Hiệp định SPS (hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật), phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các chất tồn dư khác ở dưới mức cho phép, không có các loại sâu bệnh thuộc đối tượng dịch hại (đặc biệt là ruồi đục quả). Ngoài ra thanh long phải được chiếu xạ, khử trùng với liều lượng hấp thụ theo yêu cầu của các nước nhập khẩu.

hai loại thanh long ruột đỏ và trắng

Thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng của Việt Nam

2. Vậy phương án cụ thể nhằm cải thiện nông sản là gì?

Hiện nay, đa số người nông dân vẫn đang lạm dụng các loại phân hóa học, NPK, ure,... làm ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nông sản, vì vậy khiến cho sản lượng thanh long không thể vươn ra các thị trường lớn hơn.

Bước đầu trong phương án đó là gì? rất đơn giản, chính là thay đổi phương thức canh tác, từ chỉ sử dụng phân vô cơ chuyển dần sang sử dụng kết hợp phân hữu cơ và vô cơ. Sau đó tùy vào sự ảnh hưởng dinh dưỡng có trong đất mà loại bỏ hoàn toàn phân vô cơ, điều đó sẽ cho ra một vụ mùa tốt hơn trông thấy.

AVI từ lâu đã luôn đồng hành cùng người nông dân, đã thấu hiểu từng nỗi lo chung của người nông dân đó là làm thế nào để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang các nước phát triển. Vì thế, AVI 208 là lựa chọn phù hợp nhằm hỗ trợ tốt nhất.

II. Công dụng mà phân hữu cơ AVI  208 sở hữu:

Phân hữu cơ AVI 208 có hàm lượng Kali cao, là chất dinh dưỡng hữu cơ, được chiết xuất từ động vật (Cá) khi bón sẽ giúp hấp thụ nhanh từ đó cho trái to, còn giúp tăng độ ngọt và màu sắc của trái thanh long , từ đó làm tăng sản lượng trái, có thể dùng trong mọi giai đoạn phát triển của cây,tốt nhất là trong quá trình cây tạo quả.

Để cây thanh long phát triển bền vững, cho năng suất cao, chất lượng trái tốt, cần phải nắm vững cách bón phân phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây.

thu hoạch thanh long

Thành quả sau một vụ mùa.

Nếu được bón cân đối đạm, lân, kali kết hợp với hữu cơ và bổ sung thêm một số nguyên tố như canxi, magie, bo thì cây sẽ cho trái có độ ngọt cao, màu sắc đẹp, vỏ và thịt trái chắc, trái ít bị hư thối sau khi thu hoạch hoặc khi vận chuyển. Và tăng sản lượng lớn cho người nông dân.

Muốn cây tăng cường khả năng hút nước và chất dinh dưỡng thì rễ cây cần phải thật khỏe mạnh và phát triển và chính yếu vẫn là bón phân hữu cơ cho cây giúp cây quang hợp, trao đổi, hô hấp tốt từ đó hình thành bộ rễ cứng cáp,  bền bỉ và dẻo dai.

Với việc thâm canh cao như ngày nay sẽ làm cho cây phát triển nhanh về cành, lá rậm rạp, dễ thu hút các loại côn trùng đến phá hại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại nấm hại phát triển trên các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, cành, trái… Phân hữu cơ giúp cây cứng cáp hơn, lá dày, khả năng chịu đựng các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn. Do vậy, cây ít bị sâu bệnh hại.

Phân hữu cơ sau khi phân hủy sẽ cung cấp mùn cho đất, làm tăng độ pH, độ chua đất giảm từ đó vừa cải tạo đất vừa bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. Do đó, số lượng vi sinh vật có ích cũng sẽ tăng lên đáng kể như các loại: Nhện, Bọ rùa, Ong ký sinh, Chuồn chuồn, Bọ ngựa,... còn các loại vi sinh có hại sẽ giảm đi phần nhiều.

Tin rằng qua nội dung trên, đã phần nào giúp bà con hiểu hơn về tầm quan trọng trong kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý đem lại cho nông sản sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các nước có tiềm năng hơn.

 

Kết quả: 5/5 (3 người đánh giá)