Giá trị của dứa sẽ được nâng cao hơn khi sử dụng kết hợp với phân bón hữu cơ AVI 413

Ngày đăng: 24/06/2020 - Lượt xem: 919

I. Cây dứa và tác điều kiện thích hợp để trồng:

1. Cây dứa:

Dứa có các tên gọi khác như là : Khóm , Thơm (có nơi gọi là khớm) hay gai (miền Trung) hoặc trái huyền nương, tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraquay và miền nam Barasil.

Quả dứa thường gọi thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại, còn quả thật là các "mắt dứa". Dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng, nước ép hoặc nước quả hỗn hợp.

2. Điều kiện để trồng cây dứa:

Cây dứa chỉ mất công làm đất, trồng, bón phân ban đầu, chăm sóc khi trổ bông và thu hoạch nên thời gian còn lại người dân vẫn có thể làm những việc khác. Đặc biệt, dứa là loại cây thích ứng được với môi trường khô cằn, khắc nghiệt. Cây dứa được kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với các cây trồng khác trên một diện tích, mở ra một hướng thu nhập mới cho nông dân.

II. Các bất cập trong khi trồng dứa:

1. Khí hậu và thời tiết:

Thời gian gần đây, dứa trồng tại các địa phương bị vàng, úng và chết héo, do thời tiết nắng hạn kéo dài liên tục đúng vào thời kỳ sinh trưởng của trái nên năng suất chỉ còn hơn một nửa so với dự kiến 30 tấn/1ha. Đầu tư gần 100 triệu mỗi ha dứa nhưng sau khi thu hoạch và trừ các chi phí thì gia đình tôi vẫn lỗ đến 30 triệu đồng”

2. Chưa tìm được nguồn liên kết phù hợp:

Qua thời gian liên kết sản xuất vụ đầu tiên đã xãy ra một số bất cập như khi công ty vào mua dứa thì bà con nông dân thu hoạch chưa đủ, khi bà con nông dân thu hoạch rồi thì công ty chưa thu mua kịp.

3. Sâu bệnh tấ công:

Cây dứa phải đối mặt với rất nhiều các loại sâu bệnh như: Rệp sáp, bệnh héo đỏ lá dứa(Wilt), tuyến trùng, bệnh thối nõn, bệnh đốm lá, thối đen chồi, bệnh luộc lá, bệnh chín xanh trái và bệnh thối nâu thịt quả

4. Do bà con lạm dụng các loại phân không phù hợp:

Nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là nông dân chưa quen với cách sản xuất tập trung, đòi hỏi quy trình kỹ thuật đồng bộ. Và quá lạm dụng các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật làm quả mất đi chất lượng, đất mất chất và nhiều vẫn đề khác,..

III. Phân bón hữu cơ AVI 413 và công dụng cụ thể:

Phân bón hữu cơ 413 với hàm lượng Đạm và Kali, là chất dinh dưỡng hửu cơ, chiết xuất từ động vật (Cá) làm mập cây, thân cây cứng, khỏe mạnh, phát đọt, đâm chồi, thêm nhánh,  giúp  trái, củ to, làm tăng độ ngọt và  màu sắc của trái.

* Và các công dụng cụ thể như:

- Làm mập cây, thân cứng khỏe mạnh, phát đọt, đâm chòi, thêm nhánh.

- Tăng kích thước,màu sắc và độ ngọt của trái, củ.

- Tăng cường khả năng kháng nấm, bệnh, các điều kiện bất lợi của thời tiết

- Không ảnh hưởng đến môi trường, các loài thiên địch.

Mong rằng qua bài viết trên phần nào giúp bà con hiểu rõ hơn về công dụng cảu phân bón hữu cơ AVI 413 và các khó khăn khi trồng cây dứa.

Kết quả: 0/5 (0 người đánh giá)