Nên sử dụng phân hữu cơ AVI 315 cho vườn mận hậu hay còn gọi là mận Hà Nội
Ngày đăng: 20/05/2020 - Lượt xem: 921
I. Mận Hậu và lợi ích của loại quả này:
1. Mận Hậu:
Vẻ ngoài nhỏ nhắn, vỏ xanh ròn, vị hơi chát nhưng lại khiến bất cứ ai cũng phải mê mẩn chính là trái mận Hậu hay còn được biết đến là mận Mộc Châu. Cứ vào mỗi dịp đợt lạnh cuối cùng của mùa đông, những trái mận giòn giòn với vị chua hơi chát lại khiến người ta phải “ứa nước miếng” vì chúng.
Từ những năm 1980 đến nay, mận hậu đã trở thành một trong những nông sản đại diện cho tài nguyên thiên nhiên giàu có phong phú của vùng đất Cao Nguyên xinh đẹp ấy. Khi những đợt lạnh cuối cùng của tiết trời đông đổ bộ vào miền núi Tây Bắc nước ta cũng là lúc thu hoạch mùa mận Hậu duy nhất trong năm. Mặc dù được trồng nhiều ở các vùng Sơn La, Lào Cai nhưng dường như mận Hậu Mộc Châu vẫn nổi tiếng hơn cả.
2. Lợi ích của mận Hậu:
Không chỉ là loại trái cây được ưa thích bởi vị chua dịu hơi chát mà quả mận còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe mà ít ai biết được:
- Tốt cho cơ bắp: chống co rút và chống mệt mỏi cơ khi tập luyện thể thao.
- Hỗ trợ bảo vệ hệ tim mạch nhờ giảm cholesterol trong máu.
- Chống lão hóa nhờ dồi dào chất chống chống oxi hóa.
- Tăng cường sức khỏe cho đôi mắt với hàm lượng vitamin A.
II. Khó khăn mà mận Hậu gặp phải và cách khắc phục:
1. Các vấn đề ảnh hưởng đến mận Hậu:
Có ba vấn đề thiết yếu và quan trọng nhất là.
* Thời tiết biến đổi thất thường:
Đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra tình trạng sương muối làm cho nhiều diện tích hoa màu, cây trồng bị thiệt hại nặng nề; trong đó có cây mận. Hạn hán kéo dài khiến cho năng suất và chất lượng mận quả giảm nhiều so với năm trước và còn phải bỏ vụ vì các trận mưa đá.
* Chất lượng mận giảm dần:
Do việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học quá mức, từ đó dẫn đến chất lượng đất và cây trồng thay đổi. Điển hình như: đất khô dần, mất chất, cây kiệt sức vì bị thúc ép ra trái,... do đó trái không còn căng mọng như trước được, đầu ra cũng khó khăn.
* Sâu, bệnh:
Cây mận hậu cũng bị mắc một số loại sâu bệnh hại điển hình như: Rệp mận, sâu đục ngọn: Loại sâu bệnh này thường xuất hiện vào đầu mùa hè và thu gây ảnh hưởng đến năng suất cây rất nhiều.
2. Cách đơn giản nhất để cải thiện các vấn đề trên:
Chúng tôi đã nghiêm cứu rất kỹ về các vấn đề trên và đã đưa ra được một loại sản phẩm làm hài lòng hầu hết tất cả mọi người phân bón hữu cơ AVI 315 với những lợi ích sau: Tăng kích thước, độ ngọt và màu sắc của quả, tăng cường khả năng kháng nấm, bệnh và các điều kiện bất lợi của thời tiết mà không làm ảnh hưởng đến môi trường, các loài thiên địch.
Với việc sử dụng phân bón hữu cơ AVI 315 cho vụ mùa, AVI xin cam kết rằng chất lượng cây trồng được cải thiện hoàn hảo, sâu bệnh không còn là mối lo của nhà nông, cây khỏe mạnh không lo thời tiết.
Kết quả: 5/5 (1 người đánh giá)