Vấn đề đất trồng và giải pháp tốt nhất là Mycorrhizal Fungi

Ngày đăng: 11/05/2020 - Lượt xem: 986

I. Vẫn đề mà đất trồng đagn gặp phải:

1. đất bị nhiễm mặn:

 Đất nhiễm mặn là hiện tượng nguy hiểm ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng. Ở Việt Nam, đất mặn có xấp xỉ 2 triệu ha, chiếm gần 6% tổng diện tích đất tự nhiên. Quá trình mặn hóa là do ảnh hưởng của nước biển, do đó, thành phần các loại muối tan ở đất mặn Việt Nam giống như thành phần muối tan của nước biển. Đất nhiễm mặn từ quan điểm nông nghiệp, là đất đó có tồn tại các loại muối hòa tan ở một nồng độ cao hơn bình thường, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

đất nhiễm mặn

Đất nhiễm mặn khiến nông sản cảu bà con tiêu tan. 

Ngoài ra, còn có một định nghĩa được sử dụng phổ biến hơn về đất mặn: là đất chứa nhiều muối hòa tan (1 – 1,5% hoặc hơn). Những loại muối tan thường gặp trong đất là NaCl, Na2SO­4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3…Những loại muối này có nguồn gốc khác nhau (nguồn gốc lục địa, nguồn gốc biển, nguồn gốc sinh vật…), nhưng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng của đá núi lửa. Trong quá trình phong hóa đá, những muối này bị hòa tan di chuyển tập trung ở những dạng đất trũng không thoát nước.

2. Đất phèn:

Đất phèn, tên theo phân loại của FAO là Thionic Fluvisols là tên gọi dùng để chỉ vùng đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các tiến trình sinh hoá xảy ra là axít sulfuric[1] được tạo thành hoặc sẽ sinh ra với một số lượng có ảnh hưởng lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất (Pons, 1973). Đất phèn (acid sulphate soil) còn gọi là đất chua mặn, là loại đất mà tiến trình hình thành sản sinh ra lượng axít sulphuric ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất. Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, mặt. Đất thường bị glay mạnh ở tầng C, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S.

đất phèn

Đất bị phèn nặng.

3. Đất nghèo chất dinh dưỡng:

Đất bị nghèo chất dinh ducowngx nguyên nhân chủ yếu là do quá lạm dụng cá loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật,  làm cho đất ngày càng nghèo kiệt dưỡng đất là do sử dụng đất không thích hợp Tăng vòng quay của đất (nhiều vụ canh tác trong năm) nhưng không có biện pháp bồi dưỡng độ phì của đất (bón phân đặc biệt là bón phân hữu cơ làm đất … ) Do đất được hình thành từ vật liệu trầm tích nghèo dưỡng chất (như đất phù sa cổ) Do đất bị rửa trôi mạnh (các nguyên tố kiềm thường dễ bị rửa trôi hơn) Có 2 dạng độ phì nhiêu của đất được phân biệt: Độ phì nhiêu hiện tại (dạng này được đánh giá qua hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng như Cu, Zn, Fe, B,…) và đa lượng như N, P, K, Ca, Mg, S …

=> Với ba vấn đề chính về đất khiến người nông dân nhức nhối hiện nay, đã phần nào đánh lên được hồi chuyên về tầm quan trọng của đấ trồng, việc canh tác đất trồng và phương pháp bón phân cho đất.

II. Mycorrhizal Fungi giải pháp đẩy lùi các vẫn đề cảu đất:

Nấm rễ cộng sinh (Mycorrhizal Fungi) đang là một hướng đi mới và triển vọng, Nấm rễ cộng sinh (Mycorrhizal)  rất phổ biến trong tất cả các loại đất trên toàn thế giới, là một thành phần trong nhiều loại thực phẩm từ thực vật 'sinh học'.

đất mầu mỡ

Đất màu mỡ lên trông thấy nhờ vào nấm rễ cộng sinh (Mycorrhizal Fungi).

 Khoa học chứng minh vai trò của nấm cộng sinh Mycorrhizal mang lại những lợi ích to lớn,đặc biệt là đối với các loại cây trồng tại những nơi khô hạn,điều kiện thiếu nước khắc nghiệt, nghèo dinh duỡng, đất phèn , đất chua , hạn hán và nhiễm mặn thì sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng ô nhiễm các kim loại nặng trong môi trường đất, kích thích tăng sự sinh trưởng và phát triển ở rễ  , duy trì độ phì nhiêu của đất, tăng chất lượng, sản lượng  nông sản. Nấm rễ cộng sinh (Mycorrhizal)  giúp giảm thiểu lượng nước tưới, tăng khả năng kháng bệnh gây hại, tăng tính chịu hạn. Đây cũng là một trong những biện pháp thích ứng với tác động biến đổi khí hậu. 

Kết quả: 5/5 (2 người đánh giá)