Vì sao chúng ta nên sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp
Ngày đăng: 10/04/2020 - Lượt xem: 1259
Như đã chia sẻ qua các bài viết trước về hiệu quả khi dùng phần hưu cơ trong nông nghiệp: phân hữu cơ AVI-120 tốt cho lúa, Thanh long thì không nên thiếu phân hữu cơ AVI-208, cây đu đủ cho quả ngọt khi dùng phân hữu cơ AVI-315 và một số bài viết khác. Vậy chúng ta có bao giờ tự mình đặt câu hỏi “Tại sao chúng tôi phải dùng phân hữu cơ?” Hôm nay, AVI gởi đến các bạn chi tiết cho câu hỏi tạo sao ấy.
Cuộc cách mạng xanh của thể ký XX mang lại sự thành công vượt bậc cho ngành nông nghiệp khiến chúng ta không thể phủ nhận đi vai trò của phân bón vô cơ. Bước sang đầu thế kỷ mới này, đời sống ngày một nâng cao hơn, và sức khỏe con người là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển xã hội. Nên vai trò của nông nghiệp hữu cơ được đề cao, và theo đó việc sử dụng phân bón hữu cơ để thay thế vô cơ trong canh tác được khẳng định bởi những lý do cụ thể như sau: Môi trường, không khí, nguồn nước và chất lượng đất trồng.
I. Phân vô cơ đã gây hại đến những điều gì ?
1. Ô nhiễm nguồn nước:
Nguồn nước cũng chính là nguồn sống của thực vật nhưng hiện nay đã cso dấu hiệu ô nhiễm khá nhiều, từ ao hồ, sông, cho đến đã nước giếng, nguyên nhân chính dẫn đến sự việc ô nhiễm đáng buồn đó cũng là do các tạp chất hay các chất cặn của phân vô cơ không thể phân hủy sau đó theo dòng nước tưới trôi đến các nguồn nước lân cận làm nước bị ô nhiễm. Hiện trạng sử dụng dư thừa các chất hóa học dù cho điều kiện thời tiết có thích hợp thì tác hại là điềuu không thể tránh khỏi, vì thực vật chỉ sử dụng tối đa 50% lượng phân bón Nito, 2-20% bay hơi, 15-25% không thể tiêu hao nên còn tồn đọng trong đất và 2-10% còn lại can thiệp trực tiếp vào nguồn nước ngầm. Nông độ Nitrat cũng chính là thông số đánh giá sự ô nhiễm quan trọng nhất, vì Nitrat cũng là thành phần cơ bản mà phân bón vô cơ có. Khi nồng độ nitrat vượt quá 50 mg / L nước uống hoặc tích lũy nitrat cao có thể dẫn đến ung thư.
Các chất hóa học dư thừa khi bón phân vô cơ đã làm đổi màu nguồn nước gần đó.
2. Ô nhiễm không khí:
Khi sử dụng phân bón vô cơ về lâu về dài sẽ làm ô nhiễm không khí một cách nghiêm trọng: Nông nghiệp chiếm 60% lượng khí thải. Các khí nhà kính như CO2, CH4 và N2O được sản xuất trong quá trình sản xuất phân hóa học và còn do lượng phân đạm sử dụng quá mức dẫn đến phát thải nitơ oxit (NO, N2O, NO2)và nguyên nhân là còn do hiện tượng nhà kính dẫn đến suy giảm tầng ozone bảo vệ ngoài ra còn có các loại khí khác cũng gây suy giảm tầng ozone như: hơi nước, carbon dioxide(CO2), metan(CH4), hydro sunfua(H2S) từ đó khến cho con người phải chịu tiếp xúc trực tiếp với các tia cực tím có hại.
3. Giảm chất lượng đất trồng:
Đất là hệ thống và cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và các sinh vật đất, khi chất lượng đất giảm cũng kéo theo chất lượng cây trồng giảm sút và nguy cơ cao là chết cây. Nhưng trước tiên cây sẽ phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa hư nấm, bệnh, cây phát triển còi cọc, trái ra ít hoặc kém chất lượng và thậm chí là góp phần giải phóng khí nhà kính gây ra hiện tượng nhà kính diện rộng. Độ chua của đất làm giảm lượng phốt phát của cây trồng, làm tăng nồng độ ion độc hại trong đất và ức chế sự phát triển của cây trồng . Sự cạn kiệt của mùn trong đất làm giảm khả năng lưu trữ chất dinh dưỡng. sử dụng lặp đi lặp lại phân bón hóa học có thể dẫn đến sự tích tụ độc hại của các kim loại nặngtrong đất. Những kim loại nặng độc hại này không chỉ gây ô nhiễm đất mà còn tích lũy trong các loại ngũ cốc, trái cây và rau quả.Tác dụng của phân bón hóa học đối với đất là rất lớn và không thể đảo ngược.
II. Lợi ích của phân hữu cơ:
Còn phân hữu cơ thì ngược lại: phân bón hữu cơ bao gồm rất nhiều dưỡng chất có lợi cấu tạo hợp thành nó bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cây, các loại phân bón khác sẽ không được tổng hợp nhiều loại như vậy và khả năng mang lại năng suất cũng không bằng. Chính vì vậy mà phân hữu cơ hiện nay rất được nhiều người áp dụng trong quá trình trồng cây sản xuất. Với chi phí rẻ mà mang lại hiệu quả cao nên phân bón hữu cơ hiện đang được nhiều người biết đến và lựa chọn.
vườn rau áp dụng vun bón phân hữu cơ.
Cũng chính vì các lợi ích cụ thể là:
- Phân hữu cơ là một loại phân giúp cho cây trồng đơm hoa kết trái nhiều mà không hề chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng cho con người. Trong phân hữu cơ có chứa các chất đa lượng như N, P, K ba loại chất này rất quan trọng cho quá trình trồng cây ăn trái. Khi sử dụng phân hữu cơ cây trồng sẽ hấp thu được nhiều dưỡng chất giúp cân bằng dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.
- Giúp cây sinh trưởng và phát triển cân đối lâu dài ổn định, cho ra năng suất và chất lượng hiệu quả. Phân hữu cơ khi tiếp xúc với đất và nước sẽ tạo thành các axit hữu cơ, humic,fulvic,... kích thích đến sự phát triển của rễ.
- Hiệu quả khi sử dụng phân hữu cơ giúp người nông dân có thu hoạch đáng kể giúp ổn định cuộc sống và khiến người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng vì phân hữu cơ là một loại chất không gây nguy hại đến sức khoẻ người dùng nó chỉ có tác dụng kích thích sự phát triển và sản sinh ra hoa quả để mang lại hiệu quả cao để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mỗi ngày.
- Phân bón hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường vì khi tiếp xúc với đất sẽ làm đất tơi xốp màu mỡ hơn. Minh chứng cho thấy, nơi nào có phân bón hữu cơ nơi đó sẽ cho ra cây ăn trái cao và chất lượng hơn. Việc bón phân hữu cơ sẽ giúp người trồng tiết kiệm được nước tưới cho cây vì trong phân hữu cơ có chứa dưỡng chất giúp giữ nước và giữ ẩm vì thế mà không cần phải tưới nước thường xuyên cho cây.
- Cây ăn quả khi có sử dụng phân hữu cơ sẽ giúp quả của có vị ngon ngọt và mùi vị cũng thơm hơn hẳn mà vẫn giữ nguyên các vitamin cảu hoa quả giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể con người.
Hình ảnh người nông dân vui vẻ vì đã đặt niềm tin vào đúng nơi.
Những điều cơ bản trên, dù cơ bản nhưng khá là quan trọng để nhằm thay thế phân bón vô cơ trong tương lai. Vì con người luôn hướng tới điều tốt đẹp hơn mỗi ngày và không ngần ngại thay đổi để tốt cho sức khỏe bản thân cho cộng đồng và cho môi trường đó cũng chính là điều thiết yếu nhất mà chúng tôi luôn nghiên cứu, thử nghiệm kỹ lưỡng từng ngày để đưa ra sản phẩm như mong đợi của người nông dân.
Kết quả: 5/5 (2 người đánh giá)